Bơm bánh răng là gì? Phân loại, Cấu tạo và Ứng dụng chi tiết

Bơm bánh răng là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao. Trong bài viết này các chuyên gia của VINATESCO sẽ giới thiệu chi tiết hơn về bơm bánh răng qua bài viết phía dưới nhé!

Bơm bánh răng là gì?

Bơm bánh răng (Gear Pumps) hay bơm thủy lực là loại máy bơm sử dụng trong các hệ thống truyền động thủy lực và có thể là thủy tĩnh hoặc thủy động. Một máy bơm thủy lực là một nguồn cơ năng có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng thủy lực (tức là dòng chảy (năng lượng thủy động), hay thủy tĩnh tức áp lực (thủy) (áp năng)). Nó tạo ra dòng chảy đủ sức mạnh để vượt qua áp lực gây ra bởi các tải trọng (hay tổn hao áp lực) tại các cửa ra máy bơm.

Trích Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%A1m_th%E1%BB%A7y_l%E1%BB%B1c

Bơm bánh răng
Bơm bánh răng
(Nguồn: cungcapmaybom.vn)

Cầu tạo của bơm bánh răng

Bơm bánh răng có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất, chế tạo, đây là dòng bơm có áp suất cao, quá trình bơm diễn ra liên tục vì vậy bơm bánh răng được sử dụng rộng rãi trong đời sống và các ngành công nghiệp. Cấu tạo cơ bản của bơm bánh răng bao gồm:

Cấu tạo bơm bánh răng
Cấu tạo bơm bánh răng (Nguồn amech.com.vn)
  • Hai bánh răng: Trong đó 1 bánh răng chủ động và một bánh răng bị động, hai bánh răng này ăn khớp với nhau. Bánh răng của bơm bánh răng có các loại: răng thẳng, răng nón chữ V và răng xoắn ốc. Bánh răng của bơm bánh răng thường sử dụng chất liệu inox 304 hoặc inox 316, đây là hai loại vật liệu giá rẻ nhưng có thể chịu đựng được hầu hết tất cả các chất lưu bơm, kể cả chất ăn mòn và chất mài mòn.
  • Vỏ máy bơm: Vỏ máy bơm bánh răng có thể làm từ các chất liệu gang, thép không rỉ và inox.
  • Phớt làm kín: Phớt làm kín của bơm bánh răng thường được sử dụng cho bánh răng ăn khớp ngoài gồm hai loại: Phớt cơ khí và phớt tết. Phớt cơ khí có giá thành cao hơn nhưng chất lượng tốt, tuổi thọ lâu dài, có thể làm việc liên tục mà không làm giảm áp suất. Phớt tết hay còn gọi là phớt tút hay phớt chèn độ bền có tuổi thọ và chất lượng kém hơn phớt cơ khí, giá cả cũng thấp hơn, loại phớt này thường được sử dụng để bơm truyền các loại dầu nặng hoặc nhiệt độ dầu quá cao, lên đến 180 độ C.

Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng

Nguyên ly làm việc của bơm bánh răng bao gồm các bước:

  • Bước 1: Bánh răng chủ động quay theo trục bơm quay được kết nối trước
  • Bước 2: Bánh răng bị động chạy theo bánh răng chủ động
  • Bước 3: Chất lỏng được vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy qua các rãnh răng vòng theo thân vỏ bơm.
  • Đặc biệt: Khoang hút được ngăn cách kín với khoang đẩy.

Quá trình đẩy bao gồm các bước:

  • Bước 1: Bánh răng vào khớp nhau ở khoang đẩy
  • Bước 2: Chất lỏng ở khoang đẩy bị ép dồn vào đường ống
  • Bước 3: Tiếp tục quá trình hút chất bơm vào buồng hút

Hệ thống máy bơm bánh răng được lắp van an toàn ở ống đẩy, trường hợp ống đẩy bị tắc hay áp suất vượt quá mức quy định van sẽ tự mở để giải phóng chất lỏng về bề mặt hút, giảm thiểu rủi ro, tránh bơm bị tắc nghẽn dẫn đến hư hỏng bơm.

Cùng theo dõi nguyên lý làm việc rõ hơn qua hình ảnh dưới đây:

 

 

Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng ăn khớp trong
Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng ăn khớp trong (Nguồn: tudonghoadanang.weebly.com)
Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Nguyên lý hoạt động của bơm bánh răng ăn khớp ngoài (Nguồn: pumpparts.vn)

Phân loại bơm bánh răng

Có nhiều cách phân loại bơm bánh răng tùy theo mục đích sử dụng và đặc thù công việc. Chủ yếu bao gồm 2 loại sau:

Bơm bánh răng ăn khớp trong

Bơm bánh răng ăn khớp trong là một loại bơm có cấu tạo gồm hai bánh răng lồng vào nhau ở bên trong vỏ bơm. Bánh răng thường được làm bằng inox 316, 304 hoặc gang xám FC200.

Ưu điểm của bơm bánh răng ăn khớp trong:

Bơm bánh răng ăn khớp trong có nhiều ưu điểm như:

  • Khả năng tự mồi nhanh
  • Chịu được áp suất cao, chạy êm, không bị đẩy
  • Có thể chạy khô trong thời gian ngắn.
  • Bơm bánh răng ăn khớp trong còn có thể bơm được các chất lỏng có nhiệt độ cao và độ nhớt cao.

Bơm bánh răng ăn khớp trong được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cần bơm các loại dầu, hóa chất, nhựa đường, mật ong… Ví dụ như ngành công nghiệp hóa chất, hàng hải, sản xuất chất hóa học.

Nhược điểm của bơm bánh răng ăn khớp trong:

  • Có trọng lượng và kích thước lớn hơn, gây khó khăn cho việc vận chuyển, lắp đặt và bảo trì
  • Áp suất thấp hơn các loại bơm khác, nên không bơm được chất lỏng có độ nhớt cao
  • Gây ra tiếng ồn và rung lắc
  • Cấu tạo phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao để bảo trì
Bơm bánh răng ăn khớp trong
Bơm bánh răng ăn khớp trong (Nguồn nagoyavietnam.com)

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài là một loại bơm có 6 bộ phận chính: đường hút, đường ra, trục dẫn động, trục bị động và hai bánh răng ăn khớp với nhau.

Ưu điểm của bơm bánh răng ăn khớp ngoài:

  • Bơm được các chất lỏng có tốc độ và áp suất cao, chạy êm và có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau
  • Hiệu suất cao, lưu lượng ổn định, không bị giảm áp suất đột ngột
  • Ít rung lắc, hạn chế tiếng ồn hơn so với các loại ăn khớp ngoài

Nhược điểm của bơm bánh răng ăn khớp ngoài:

  • Ống lót phải ngâm dầu
  • Có khe hở theo chiều trục
  • Không bơm được các chất rắn.

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài thường được dùng trong các hệ thống bôi trơn động cơ bằng các chất lỏng như dầu…

Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Bơm bánh răng ăn khớp ngoài (Nguồn tudonghoadanang.com)

Ngoài hai loại chủ yếu trên còn có các cách phân loại khác như:

  • Phân loại theo áp suất: Bao gồm bơm bánh răng áp suất cao (từ 15-30kg/cm2 trở lên) và bơm bánh răng áp suất bình thường.
  • Phân loại theo tốc độ bơm: Bơm bánh răng tốc độ thấp và bơm bánh răng tốc độ cao. Tốc độ thấp từ 100-480 vòng/ phút, tốc độ cao từ 500-1400 vòng/ phút.Các loại máy bơm tốc độ thấp thường có ứng dụng bơm các chất đặc như mật đường, nhựa đường, dầu bôi trơn. Các loại máy bơm bánh răng tốc độ cao thường sử dụng bơm dầu DO, dầu FO, dầu tái chế, dầu đốt lốp oto, dầu cá.v…v

Ứng dụng của máy bơm bánh răng

Bơm bánh răng có thể sử dụng bơm các chất có độ nhớt cao mà các loại máy bơm thông thường khác không bơm được như dầu thủy lực, dầu DO, dầu FO, dầu nhớt, dầu bôi trơn, mật ong, rỉ mặt, bơm keo, nhựa đường…  Ngoài ra, bơm bánh răng được dùng làm bơm sơ cấp trong các hệ thống thuỷ lực có áp suất cao. Bơm bánh răng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau, chẳng hạn như:

  • Công nghiệp hoá chất: bơm các chất như dầu nhớt, xà phòng, thủy tinh lỏng, nhựa, axit béo, chất kết dính…
  • Công nghiệp thực phẩm: bơm các chất như dầu ăn, nước tương, nước sốt, nước trái cây, rượu, siro…
  • Công nghiệp nhiệt điện: bơm dầu nhiên liệu cho các lò đốt và lò hơi.
  • Công nghiệp thủy lực: bơm sơ cấp cho hệ thống thủy lực.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bơm bánh răng, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm được kiến thức về dòng bơm này. Ngoài ra nếu cần tư vấn tìm hiểu và lựa chọn bơm bánh răng hãy liên hệ ngay Hotline: 0948134000 hoặc inbox trực tiếp trên website VINATESCO. Qúy khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo và hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *