Máy bơm chìm bị nóng làm tiêu hao năng lượng, giảm hiệu suất hoạt động. Thậm chí gây ra cháy động cơ, chết máy,… và bạn sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để thay thế hoặc mua mới. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự cố bơm chìm bị nóng? Làm thế nào để giải quyết tốt nhất? Dưới đây VINATESCO sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết nhất.
Máy bơm chìm bị nóng: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Động cơ máy bơm chìm bị hỏng
Động cơ là phần quan trọng nhất của máy bơm chìm, chịu trách nhiệm tạo ra lực quay để vận hành cánh bơm. Theo thời gian sử dụng, bộ phận này không tránh khỏi tình trạng hư hỏng do dùng sai điện áp, quá tải, bơm chạy khô, chập điện,… làm nóng máy.
Trong trường hợp trên, bạn bắt buộc phải đem máy ra cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp cho nhân viên kiểm tra và thay thế động cơ mới. Hoặc đến trung tâm bảo hành của hãng đã mua sản phẩm để được hỗ trợ.
2. Nguồn điện không ổn định
Nguồn điện cung cấp không phù hợp hoặc quá yếu so với điện áp mà bơm chìm cần dùng là một trong những lý do khiến nó bị nóng máy và không thể bơm được nước lên. Điều này thường xảy ra khi bạn vận hành bơm vào khoảng thời gian cao điểm hoặc khu vực lắp đặt thiết bị ở vùng núi, hải đảo.
Cách khắc phục hiệu quả nhất là lắp thêm tủ điện áp, nó sẽ giúp đảm bảo nguồn điện ổn định. Ngoài ra, không nên bật bơm chìm vào giờ cao điểm tránh điện yếu và bảo vệ máy bền bỉ hơn.
ĐỌC THÊM:
3. Bơm chìm không được cấp nước
Khi không có nước trong đường ống hút, máy bơm chìm sẽ phải hoạt động với mức công suất cao hơn để hút nước từ xa khiến động cơ bị nóng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể vì mực nước quá thấp, có vật cản trong đường ống dẫn,…
Bạn cần kiểm tra lại nguồn nước, đảm bảo rằng mực nước đủ để máy bơm hoạt động tốt. Nếu không có nước trong đường ống hút thì phải tiến hành cấp nước cho nó ngay.
4. Động cơ, cánh quạt bị kẹt
Thường gặp ở bơm chìm nước thải vì trong nước thải có chứa nhiều rác, chất rắn,… làm kẹt động cơ, cánh quạt. Từ đó, máy bơm phải tiêu hao nhiều năng lượng điện trong quá trình hoạt động hơn, gây nóng máy. Hãy tiến hành vệ sinh các bộ phận động cơ, cánh quạt thường xuyên và loại bỏ toàn bộ dị vật, cặn bẩn bằng đồ chuyên dụng. Bôi trơn động cơ cho máy vận hành trơn tru, hiệu quả trở lại.
5. Nhiệt độ môi trường chất lỏng quá nóng
Thường các dòng bơm chìm có khả năng bơm nước ở nhiệt độ cho phép trong khoảng 0 – 40 độ C. Nếu lạnh hơn thì không sao nhưng nếu nước quá nóng chắc chắn sẽ gây nóng máy kèm theo nhiều nguy cơ hư hỏng hệ thống khác.
Vì thế, bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước ở khu vực sẽ tiến hành bơm trước khi bắt đầu. Nếu nước vượt mức nhiệt độ tiêu chuẩn của thiết bị thì cần chọn dòng bơm phù hợp hoặc hỏi ý kiến người có chuyên môn để họ tư vấn chi tiết, đưa ra giải pháp tối ưu.
Nhiệt độ chất lỏng cần bơm quá nóng gây nóng động cơ
Lưu ý khi sử dụng để bơm chìm không bị nóng
Thực tế, bơm chìm hay bất kỳ dòng máy bơm nào đều không tránh khỏi việc bị hao mòn, hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu các sự cố. Muốn hạn chế hiện tượng nóng máy thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chọn mua bơm chìm đúng công suất với yêu cầu công việc.
- Tìm tới các đơn vị uy tín như VINATESCO để được chọn mua sản phẩm chính hãng, tư vấn tốt nhất
- Không để máy bị vận hành quá tải.
- Lắp đặt thiết bị ở vị trí phù hợp, không bị rung lắc.
- Vệ sinh thường xuyên, loại bỏ dị vật, cặn bẩn bám trên các bộ phận như động cơ, cánh quạt,…
- Bảo dưỡng định kỳ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mong rằng, với những chia sẻ về nguyên nhân và cách giải quyết sự cố máy bơm chìm bị nóng trên đây sẽ giúp ích cho mọi người. Khi tự xử lý, bạn phải đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn. Trường hợp, không xác định được lý do và biết xử lý thì cần nhờ đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn nhé!