Tăng áp lực nước trong đường ống là vấn đề đa số mọi người đều thắc mắc nhưng không thực sự biết cách làm hiệu quả. Trong bài viết dưới đây VINATESCO sẽ hướng dẫn bạn cách tăng áp lực nước trong đường ống đơn giản mà hiệu quả nhất.
Nguyên nhân và cách tăng áp lực nước hiệu quả
Để tăng áp lực nước trong đường ống hiệu quả, trước hết phải xác định nguyên nhân khiến áp lực nước trong đường ống bị yếu. Đây là vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng cũng rất phức tạp vì tùy thuộc vào việc áp lực nước chỉ bị yếu ở một vòi hay trên cả một hệ thống? Thời gian áp lực nước bị yếu đã diễn ra lâu chưa? Dưới đây là một số nguyên nhân và cách xử lý phổ biến:
Lưu ý: Nếu trường hợp phức tạp hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn phương án phù hợp nhất.
Nguyên nhân 1: Áp lực nước yếu do van 2 chiều
Van khóa nước 2 chiều là một thiết bị dùng để điều khiển lưu lượng nước trong đường ống. Van 2 chiều có thể mở hoặc đóng hoàn toàn, hoặc chỉnh lưu lượng nước theo ý muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, van 2 chiều có thể không hoạt động tốt, ví dụ như do bị kẹt, bị hư hỏng, hoặc do người sử dụng không mở đủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống cấp nước.
=> Cách khắc phục:
Kiểm tra van 2 chiều và thay thế nếu bị hỏng
Nguyên nhân 2: Do đường ống
Đây là nguyên nhân chính là do đường ống nước không được lắp đặt đúng cách, dẫn đến sự mất mát áp suất nước. Ví dụ, nếu đường kính ống quá nhỏ, cao độ quá cao, độ nghiêng quá thấp, hoặc có nhiều khúc cua, thì nước sẽ chảy chậm và yếu.
=> Cách khắc phục:
Thay thế lại hệ thống đường ống nước tuy nhiên sẽ rất tốn kém chi phí. Hoặc sử dụng hệ thống máy bơm tăng áp đối với hệ thống đường ống âm tường không thể thay thế. Có thể liên hệ ngay với VINATESCO để được tư vấn lựa chọn hệ thống bơm tăng áp phù hợp.
Nguyên nhân 3: Do đường ống bị tắc, đóng cặn
Đây là một trong những nguyên nhân phố biến không kém 2 nguyên nhân bên trên và rất thường thấy trong các hộ gia đình. Bởi nước dùng tại các hộ gia đình đều đa phần tới từ sông, suối, ao hồ nên thường có chứa rất nhiều cặn, theo thời gian dài chảy qua đường ống sẽ tích tụ lại gây tắc nghẽn.
=> Cách khắc phục:
Nhanh chóng kiểm tra và thông tắc bằng vật liệu chuyên dụng hoặc dùng mẹo là đổ hỗn hợp muối, baking soda và nước nóng để thông tắc. Ngoài ra để phòng tránh hãy tích cực kiểm tra bể nước, bồn nước định kỳ tránh rong, rêu, rác thải động vật, cặn bã làm tắc hoặc lắp bộ lọc tổng đầu nguồn nếu có kinh tế.
Nguyên nhân 4: Do áp lực nước đầu nguồn bị yếu
Đây là nguyên nhân khách quan và khá khó để tránh khỏi bởi nguồn nước đầu nguồn bị yếu có sự biến động theo thời gian. Đặc biệt, vào những giờ cao điểm, khi nhiều người cùng tiêu thụ nước, thì nước sẽ chảy yếu và chậm.
=> Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lắp đặt một bồn chứa nước dự trữ, để có thể cung cấp nước ổn định cho nhu cầu sử dụng. Đây là một giải pháp hiệu quả và phổ biến hiện nay. Hoặc có thể lắp đặt hệ thống máy bơm tăng áp tuy nhiên cách này không thể giải quyết được vấn đề hoàn toàn.
Nguyên nhân 5: Do áp lực từng thiết bị sử dụng bị yếu
Đây là trường hợp thường thấy ở vòi hoa sen, bình nóng lạnh hoặc vòi ở bồn rửa mặt, máy giặt nước bị yếu. Đa phần nguyên nhân là do quãng thời gian dài sử dụng khiến các đầu dây nối bị đóng cặn, điều này làm giảm áp lực nước.
=> Cách khắc phục:
Cách khắc phục đơn giản nhất là thay mới ở những thiết bị nhỏ như vòi hoa sen, hoặc thay đường dây nối ở các bồn rửa bát, máy giặt..
Nguyên nhân 6: Do rò rỉ nước hay vỡ đường ống nước
Một nguyên nhân nữa khiến áp lực nước bị yếu cũng có thể do bị vỡ đường ống nước , trường hợp này sẽ rất đơn giản nếu là đường ống được lắp đặt lộ thiên, nếu đường ống nằm âm tường thì không chỉ làm áp lực nước còn gây hiện tượng thấm tường rất phức tạp.
=> Cách khắc phục:
Xác định vị trí đường ống nước bị vỡ và tiến hành thay thế ngay lập tức để tránh gây thiệt hại lớn.
Nguyên nhân 7: Do sự chênh lệch áp lực nước giữa các thiết bị
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến áp lực nước trong nhà là sự khác biệt áp lực giữa nguồn nước cấp và các thiết bị sử dụng nước như bình nóng lạnh, máy giặt. Các thiết bị này thường có van điều áp để điều chỉnh lưu lượng nước vào. Nếu áp lực nguồn nước cấp không đủ cao để vượt qua van điều áp, thì nước sẽ chảy yếu và chậm.
=> Cách khắc phục:
Cần phải đảm bảo áp lực nguồn nước cấp đủ mạnh để cung cấp nước cho các thiết bị sử dụng nước, cách giải quyết nhanh và hợp lý nhất là lắp đặt hệ thống máy bơm tăng áp sẽ giữ cho áp lực luôn ổn định. Liên hệ ngay VINATESCO để được tư vấn lắp đặt hệ thống bơm tăng áp đúng nhu cầu và chuẩn kỹ thuật nhất.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những cách tăng áp lực nước kèm nguyên nhân được liệt kê chi tiết nhất. Nếu không hoàn toàn nắm chắc hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất, ngoài ra VINATESCO còn cung cấp và lắp đặt các hệ thống bơm tăng áp chất lượng với giá thành hợp lý.
Liên hệ với chúng tôi:
- VP.HN: Số 11 Khu TT học viện chính trị quân sự, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- VP.HCM: Số 9/2 đường 22, Khu phố 4, Phường. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
- Điện thoại: 0(84-2) 435577313
- Hotline: 0948134000